Hướng dẫn 4 cách làm bánh gạo lứt tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Gạo lứt được xem như một nguyên liệu quen thuộc với những chị em có ý định giảm cân. Bánh gạo lứt chứa ít calo và chất béo nên thường được sử dụng để thay thế những chiếc bánh ngọt nhiều đường. Thay vì mua bánh gạo lứt bên ngoài, sao chị em không thử tự làm bánh tại nhà?

Tham khảo 5 cách làm bánh gạo lứt giảm cân trong bài viết để trổ tài làm món bánh thơm ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng này nhé.

bánh gạo lứt làm tại nhà
bánh gạo lứt

Bánh gạo lứt chứa bao nhiêu calo

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ (USDA), trong 100g gạo lứt trắng chứa khoảng 121 calo, 100g gạo lứt huyết rồng chứa khoảng 111 calo, gạo lứt đen chứa khoảng 101 calo.

Bên cạnh đó, gạo lứt còn chứa nhiều dưỡng chất: Chất , chất đạm, chất béo, kali, cacbohydrate, vitamin B6, sắt…cùng nhiều dưỡng chất khác.

Chất xơ có trong gạo lứt nhiều gấp hai lần so với gạo trắng. Bởi vì ít calo nên bánh gạo lứt chính là món ăn vặt được rất nhiều chị em yêu thích, đặc biệt với những người đang giảm cân.

 

Bánh gạo lứt chứa khoảng bao nhiêu calo?

Thông thường, một chiếc bánh gạo lứt 9 gam chứa khoảng 35 calo. Bánh gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 7.3 gam carbohydrate, 0.4 gam chất xơ, 4% RDI niacin, 3% RDI photpho , 17% RDI mangan.

Chất xơ có trong gạo lứt nhiều gấp hai lần so với gạo trắng. Bởi vì ít calo nên bánh gạo lứt chính là món ăn vặt được rất nhiều chị em yêu thích, đặc biệt với những người đang giảm cân.

Tác dụng của bánh gạo lứt với sức khỏe

Bánh gạo lứtchứa  hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

1. Tác dụng của gạo lứt đối với tim mạch

bánh gạo lứt tốt cho tim mạch
bánh gạo lứt tốt cho tim mạch

Ăn cơm gạo lứt có tác dụng gì hay ăn gạo lứt có tốt không là thắc mức của không ít người. Theo các chuyên gia sức khỏe, gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe tim mạch. Cụ thể hơn, chất xơ trong gạo lứt giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.

Theo một nghiên cứu năm 2005 trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Journal) cho thấy, việc tăng cường chất xơ từ ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành ở phụ nữ sau mãn kinh bị bệnh mạch vành.

Một nghiên cứu khác năm 2014 trên Tạp chí Y tế Dự phòng Quốc tế (International Journal of Preventive Medicine) đã chỉ ra rằng dùng gạo lứt giúp làm giảm các dấu hiệu viêm và các nguy cơ bệnh tim mạch cho phụ nữ bị thừa cân, béo phì và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Trong một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng (Critical Reviews in Food Science and Nutrition) năm 2016, các nhà khoa học đã kết luận ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt cung cấp các hợp chất phenolic, giúp phòng ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư.

2. Ngăn ngừa quá trình oxy hóa

Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều thành phần ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Khoáng chất và vitamin trong bánh gạo lứt giúp đào thải các mầm bệnh nguy hiểm trong cơ thể. Ngăn ngừa oxy hóa còn giúp bạn trẻ hóa làn da, giúp da khỏe mạnh, trắng sáng, mịn màng.

3. Giúp chắc khỏe xương và răng

Hàm lượng magie cao trong bánh gạo lứt giúp cho xương chắc khỏe và hàm răng trắng sáng. Bởi vì, magie là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chỉ sau canxi và vitamin D có công dụng giúp xương chắc khỏe

5 cách làm bánh gạo lứt healthy tại nhà 

1. Bánh gạo lứt chà bông

 

Bánh gạo lứt chà bông
Bánh gạo lứt chà bông

Nguyên liệu:

  • 40 gram cốm gạo lứt
  • 80 gram các loại hạt khô: hạt điều, hạnh nhân, óc chó,…
  • 45 gram mật ong nguyên chất
  • 10 gram dầu dừa
  • 150 gram chà bông

Quy trình làm bánh:

  • Bước 1: Làm nóng lò nướng với mức nhiệt độ 150 độ C trong khoảng 15 phút để nhiệt độ lò nướng ổn định trước khi cho hỗn hợp bánh vào.
  • Bước 2: Băm nhỏ các loại hạt, băm to hơn hạt cốm gạo lứt là hợp lý. Cho hỗn hợp hạt trộn chung với cốm gạo lứt.
  • Bước 3: Bắc chảo lửa vừa, cho mật ong và dầu dừa rồi đảo đều đến khi hỗn hợp chuyển qua màu vàng đậm thì tắt bếp.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp vừa đun vào trong hỗn hợp gạo lứt và hạt đã trộn. Dùng phới dẹt đảo đều, nhanh tay để hỗn hợp gạo lứt và hạt thấm đều dầu dừa và mật ong. Cho cả hỗn hợp vào khay vuông có lót sẵn giấy nến, dùng phới dẹt dàn đều và chặt để các hạt không bị rớt ra ngoài.
  • Bước 5: Cho khay vào lò nướng, sấy ở nhiệt độ 150 độ C trong 40 phút.
  • Bước 6: Lấy bánh ra khỏi lò, để nguội rồi cắt thành từng thanh vừa ăn. Nên cắt khi hỗn hợp bánh còn hơi ấm vì bánh khi để nguội rất dễ bị vỡ.
  • Bước 7: Cho chà bông lên bề mặt bánh. Để bạnh sử dụng được lâu, bạn nên cho vào hộp có nắp đậy để sử dụng dần.

2. Cách làm bánh mì gạo lứt

bánh mỳ gạo lứt
bánh mỳ gạo lứt

Bánh bao gạo lứt nhân chay phù hợp với những người đang giảm cân. Món ăn chứa nhiều rau củ cung cấp đủ chất  xơ giúp no lâu, giải nhiệt cơ thể hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 300 gram củ năng, 200 gram cà rốt
  • 20 gram nấm đông cô, 30 gram nấm mèo, 20 gram phổ tai
  • 1 cây hành baro, 5 cây hành hoa (chỉ lấy phần củ)
  • 500 gram bột gạo lứt, 150 gram bột mì
  • 250nl nước lọc
  • 50 gram men nở
  • 1 thìa tương tamari, hạt tiêu

Quy trình làm bánh:

  • Bước 1: Làm vỏ bánh. Hòa men nở cùng nước ấm để men nở trong 15 phút. Trộn hỗn hợp bột gạo lứt, bột mì, men nở rồi nhào đến khi thành một khối bột dẻo, không dính tay. Dùng màng bọc thực phẩm bọc thực phẩm bọc kín, ủ bột khoảng một giờ.
  • Bước 2: Gọt vỏ củ năng, cắt hạt lựu; cà rốt rửa sạch, gọt vỏ rồi bào mỏng. Nấm mèo ngâm nước cho mềm hơn rồi băm nhỏ. Phổ tai, nấm đông cô rửa sạch rồi băm nhuyễn. Hành hoa và hành baro rửa sạch, thái nhỏ. Hòa bột sắn dây với ¼ bát nước.
  • Bước 3: Cho các nguyên liệu vào một cái tô lớn để làm nhân bánh.Trộn đều và thêm nước bột sắn dây, hạt tiêu và tương tamari vào đảo đều.CHo hỗn hợp nguyên liệu vào đảo đều trên chảo nóng đến khi tất cả nguyên liệu chín thì tắt bếp.
  • Bước 4: Lấy bột đã ủ ra và nhồi lại, ngắt từng miếng vừa phải rồi cán mỏng và cho nhân vào giữa và gói bánh.
  • Bước 5: Đem bánh đã gói vào nồi và hấp khoảng 25-30 phút cho bánh chín mềm. Nên lót giấy dưới mỗi chiếc bánh để cho bánh không bị dính vào nồi.

3. Cách làm bánh gạo lứt mix hạt dinh dưỡng

bánh gạo lứt mix hạt dinh dưỡng
bánh gạo lứt mix hạt dinh dưỡng

Bánh gạo lứt mix hạt dinh dưỡng là bánh kết hợp giữa gạo lứt cùng các loại hạt dinh dưỡng mang đến hương vị ngọt thanh tự nhiên, thơm ngon và tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu:

  • 13 gram gạo lứt
  • 150 gram yến mạch, 255 gram táo đỏ
  • 32 gram hạt bí, 35 gram hạnh nhân
  • 60ml mật ong, 60 gram bơ đậu phộng

Quy trình làm bánh:

  • Bước 1: Cắt nhỏ táo đỏ và cho vào máy sinh tố xay nhỏ.
  • Bước 2: Cho yến mạch, gạo lứt, hạt bí, hạt hạnh nhân vào chảo rang chín trên lửa vừa. Đổ hỗn hợp vừa rang ra tô để nguội.
  • Bước 3: Cho mật ong và bơ đậu phộng vào chảo, nấu chảy trên lửa nhỏ. Trộn thật đều tay hỗn hợp vừa nấu với hỗn hợp táo đỏ xay nhuyễn và hạt đã rang chín.
  • Bước 4: Chia hỗn hợp thành nhiều phần bánh nhỏ rồi vo viên bánh gạo lứt với kích thước vừa ăn và thưởng thức.

4. Cách làm bánh cuốn gạo lứt tại nhà

bánh cuốn gạo lứt
bánh cuốn gạo lứt

Nguyên liệu:

  • 1 cup gạo lứt
  • 1/2 cup nước
  • 1/2 teaspoon muối
  • Dầu ăn (để chống bánh cuốn bám vào đồ)

Nhân bánh:

  • Tôm tươi hoặc thịt gà (tùy chọn)
  • Rau sống như giá đỗ, lá bánh cuốn, hành lá

Cách làm:

  1. Chuẩn bị Gạo Lứt:
    • Rửa sạch gạo và ngâm trong nước từ 4-6 giờ hoặc qua đêm.
    • Đổ nước ngâm và đặt gạo vào máy xay sinh tố. Thêm nước và muối vào, xay nhuyễn thành hỗn hợp có độ sệt tương đương với sữa hạ tảo.
  2. Nấu Bánh Cuốn:
    • Trải một lớp mỏng hỗn hợp gạo lên chiếc đĩa hấp hoặc khuôn nướng bánh cuốn.
    • Hấp trong khoảng 3-5 phút cho đến khi bánh cuốn chín và có thể dễ dàng bóc ra.
  3. Chế Biến Nhân:
    • Nếu sử dụng tôm hoặc thịt gà, hấp chín và xắt nhỏ.
    • Chuẩn bị các loại rau sống.
  4. Cuộn Bánh:
    • Khi bánh cuốn đã chín, đặt một tờ bánh cuốn ra mặt phẳng, đặt nhân (tôm, thịt, rau sống) lên giữa.
    • Cuộn bánh từ phía dưới lên, sau đó gập hai bên vào giữa. Tiếp tục cuộn cho đến khi hết bánh.
  5. Chế Sốt Nước Mắm Pha:
    • Pha sốt nước mắm theo khẩu vị cá nhân: nước mắm, đường, tỏi, ớt, và chanh.
  6. Thưởng Thức:
    • Bánh cuốn gạo lứt có thể ăn kèm với sốt nước mắm, nước mắm pha, hoặc sốt tương tỏi.

Lưu ý rằng quá trình làm bánh cuốn có thể đòi hỏi một chút thực hành để có được độ mỏng và độ dẻo phù hợp. Hãy điều chỉnh lượng nước khi xay gạo để đạt được kết quả tốt nhất.

Khám phá thêm tại: https://tonichealthy.com/mot-bat-gao-lut-bao-nhieu-calo/

 

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *